Kim loại nặng trong nước là gì?, Tác hại của chúng ra sao?.

kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng là một trong những tiêu chí cần xác định khi phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước. Vậy những kim loại nặng trong nước là gì?, chúng đến từ đâu?, và sự ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người ra sao?. Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thắng Lợi.

Kim loại nặng là gì?

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Chúng có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng.

Kim loại nặng được chia làm 3 loại:

  • Kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn)
  • Kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru)
  • Kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am) 

Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại, nhưng khi tồn tại ở dạng ion thì kim loại nặng lại rất độc hại cho sức khỏe chúng ta.

Kim loại nặng trong nước đến từ đâu?

kim loại nặng trong nước do nước thải công nghiệp

Kim loại nặng rất quan trong đối cuộc sống và sản xuất của chúng ta. Chúng được ứng dụng khá rộng rãi và thường có mặt trong các thiết bị như thiết bị điện tử, máy móc, các đồ vật sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân chính khiến nước nhiễm kim loại nặng là do nước thải công nghiệp. Trong nước thải công nghiệp có chứa rất nhiều các kim loại nặng từ các nhà máy hay các khu chế xuất chưa qua xử lý. Hoặc xử lý không đạt yêu cầu đã thải thẳng ra ngoài môi trường. Từ đó, các kim loại nặng này thấm dần vào các mạch nước ngầm, khiến cho nước sinh hoạt trở nên rất độc hại đối với con người.

Một số kim loại nặng trong nước và quy chuẩn nồng độ tại Việt Nam

Kim loại nặng sắt (Fe)

nước nhiễm sắt

Sắt là kim loại nặng tồn tại chủ yếu ở nước ngầm và có một số ít ở nước mặt. Ở nước ngầm sắt thường hòa tan trong nước dưới dạng Fe2+ nên có mùi tanh. Khi sắt Fe2+ gặp oxy sẽ chuyển hóa thành sắt Fe3+ nước có màu vàng nâu đỏ. Trường hợp nguồn nước chứa nhiều chất hữu cơ, sắt có thể chuyển thành dạng keo (hay còn gọi là phức hữu cơ) rất khó xứ lý. Còn nếu nước có độ PH thấp, hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa sẽ xảy ra, hàm lượng sắt theo đó mà tăng lên kéo theo sự biến đổi màu sắc sang vàng, độ đục tăng khiến nước khó sử dụng. Theo tiêu chuẩn nước uống và nước sạch, hàm lượng sắt trong nước quy định phải nhỏ hơn 0,5mg/l.

Kim loại nặng trong nước: Mangan (Mn) 

nước nhiễm mangan

Mangan cũng là một kim loại nặng thường thấy trong nước ngầm ngay cả nguồn nước máy đã được xử lý cũng thường thấy có kim loại này. Mangan trong nước tạo ra lớp cặn màu đen bám đóng vào thành và đáy dụng cụ chứa nước, bồn cầu, ống nước… Nước nhiễm mangan tạo ra vị khó chịu cho nước và làm hoen ố quần áo. Hàm lượng mangan được quy định cho nước uống và nước sạch phải nhỏ hơn 0,5mg/l.

Asen (As)

Asen là kim loại có thể tồn tại ở dạng tổng hợp chất vô cơ và hữu cơ. Asen thường tồn tại trong nước ngầm và một số ít ở nước mặt. Tiêu chuẩn về nước sạch quy định lượng asen nhỏ hơn 0,05mg/l. Đối với nước uống, lượng asen phải ít hơn 0,01mg/l.

nước nhiễm asen

Chì (Pb)

Chì trong nước có hàm lượng không lớn chỉ từ 0,4-0,8mg/l. Nguyên nhân nước nhiễm chì do nước thải công nghiệp và hiện tượng ăn mòn đường ống chính là nguyên nhân nước nhiễm chì. Theo quy định về nước sạch và nước uống, lượng chì trong nước phải nhỏ hơn 0,01mg/l.

nước nhiễm chì

Kim loại nặng trong nước: Crom (Cr)

Nước nhiễm crom thường là những nơi bị ô nhiễm nước thải công nghiệp sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy, thuốc nhuộm, thuộc da, xi mạ và khai thác mỏ thường có nhiều crom. Kim loại nặng này được xếp vào chất độc nhóm 1 với khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi. Theo quy định, lượng crom trong nước cần nhỏ hơn 0,05mg/l.

nước nhiễm crom

Cadimi (Cd)

Cadimi là kim loại nặng thường thấy trong nước ngầm nhiều hơn nước mặt, cadimi thường được sử dụng trong công nghiệp luyện kim, chế tạo đồ nhựa; hợp chất cađimi được sử dụng để sản xuất pin… Nước nhiễm cadimi do nước ngầm thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau trong quá trình di chuyển. Cadimi trong nước uống được quy định phải dưới 0,003mg/l.

Kim loại nặng trong nước: thủy ngân (Hg)

Thuỷ ngân là kim loại tồn tại ở dạng lỏng, rất nặng và dễ sa lắng, dễ bốc hơi ngay cả ở nhiệt độ thường nên hóa chất này có thể còn nằm lại trên các mái nhà, cây cối, trên các bề mặt và các vật dụng lưu chứa hở,…Khi mưa xuống hoặc người dân rửa mái nhà, tường và các vật dụng, thủy ngân ngấm vào trong đất, trong nước ngày càng nhiều. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm thủy ngân trong môi trường đất và nước. Thủy ngân khi ngấm vào nước sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất của thủy ngân, thủy ngân hữu cơ và thủy ngân vô cơ

nước nhiễm thủy ngân

Kẽm (Zn)

Nước nhiễm kẽm thường ở nước mặt và ngay cả nguồn nước ngầm cũng nhiễm kim loại kẽm. Nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm trên là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp sản xuất chưa được xử lý mà xả thải ra môi trường bên ngoài làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Đồng (Cu)

Đồng tạo ra vị khó chịu khi tồn tại trong nước với hàm lượng 1-2mg/l. Khi nồng độ tăng cao từ 5-8mg/l, nước nhiễm đồng không thể uống được. Vì thế, tiêu chuẩn quy định hàm lượng đồng trong nước phải nhỏ hơn 2mg/l.

Molybden (Mo)

nước nhiễm kim loại nặng molybdenum

Mobylen là kim lại nặng thường có trong nước ngầm ở các khu vực nhiễm nước thải từ các ngành thuốc nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, hóa dầu và ngành điện. Theo quy định, lượng molybden trong nước uống phải nhỏ hơn 0,07,g/l.

Ảnh hưởng của kim loại nặng trong nước đến con người

Kim loại nặng mặc dù rất quan trọng đối với chúng ta. Thế nhưng kim loại nặng tồn tại trong nước lại gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Cụ thể;

tác hại của kim loại nặng với con người

  • Khi sử dụng nước chứa hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép trong thời gian dài. sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây một số bênh như: tổn thương não, co rút các bó cơ, kim loại nặng có thể tiếp xúc với màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, dị dạng, quái thai của các thế hệ sau.
  • Một số kim loại nặng cũng là nguyên nhân của các căn bệnh ung thư: ung thư da, ung thư vòng họng, ung thư dạ dày…
  • Khi sử dụng nước nhiễm kim loại nặng sẽ làm mất đi các thành phần của nước. Thay vào đó là nguồn nước chứa nhiều độc tố có hại gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc hấp thu chất dinh dưỡng và bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển. Làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh.
  • Ngoài ra sử dụng nước nhiễm kim loại nặng còn làm kích ứng da, tích tụ về lâu dài sẽ gây viêm da, các bệnh về da

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thắng Lợi – Đơn vị cung cấp thiết bị, thuốc thử kim loại do hãng Hach – Mỹ sản xuất.

Để nhận biết được các loại chỉ số kim loại nặng trong nước này, có nhiều cách. Nhưng để xác định chính xác các chỉ số đó với nồng độ cụ thể là bao nhiêu thì cần phải sử dụng các loại thuốc thử. Hoặc các loại máy đo đa chỉ tiêu nước cầm tay. Mà các loại thiết bị và thuốc thử của hãng Hach – Mỹ là một thương hiệu được người sử dụng tại Việt Nam cực kì ưa chuộng. Hiện, tất cả những thiết bị và thuốc thử của Hach đang được phân phối bởi Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thắng Lợi. Nên nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

địa chỉ phân phối sản phẩm hãng Hach

Chúng tôi cam kết;

  • 100% thiết bị nhập khẩu chính hãng Hach (có đầy đủ giấy tờ co&cq chứng minh)
  • Được bảo hành chính hãng và hướng dẫn sử dụng các thiết bị chi tiết.
  • Cam kết hỗ trợ kỹ thuật 24/7 khi khách hàng có nhu cầu

Chúng tôi cam kết

  • 100% thiết bị nhập khẩu chính hãng. Có đầy đủ giấy tờ CO&CQ chứng thực.
  • Được bảo hành chính hãng và hướng dẫn sử dụng các thiết bị chi tiết.
  • Cam kết hỗ trợ kỹ thuật 24/7 khi khách hàng có nhu cầu

Vui lòng liên hệ Hotline để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất!

  • Mr. Đỗ Minh Hoàng (quản lý khu vực miền Bắc): 0944 266 577
  • Mr. Lê Minh Hoàng (quản lý khu vực miền Nam): 0908 854 537

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI

Nhà Nhập khẩu và Phân phối Thiết bị khoa học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam.

Trụ sở chính VP Hà Nội

VPĐD TP. Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 91 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3910 4694

VPĐD Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 234 Hà Huy Tập, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
  • Điện Thoại: 0236 3811 646

One thought on “Kim loại nặng trong nước là gì?, Tác hại của chúng ra sao?.

  1. Pingback: Kim loại nặng: tác hại của chúng đối với sức khỏe con người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục bài viết