Chia sẻ kiến thức
Một số phương pháp đo điện trở đất phổ biến hiện nay
Đo điện trở đất có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người ta sẽ sử dụng phương pháp đo phù hợp. Dưới đây là 1 số phương pháp phổ biến nhất để đo điện trở đất. Mời bạn cùng tham khảo!.
Điện trở đất là gì? tại sao phải đo điện trở đất?
Khái niệm về điện trở đất
Điện trở đất hay còn gọi là điện trở tiếp địa, điện trở chống sét. Điện trở của khối đất sẽ được tính theo dạng lập phương dựa trên thể tích 1m3. Điện trở đất là sự lưu thông dòng điện đi từ mặt này của khối đất đi sang mặt đối diện của khối đất khác. Điện trở nối đất phụ thuộc vào loại đất, độ ẩm, muối dẫn điện trong đất và nhiệt độ đất.
Vậy đo điện trở đất để làm gì?
Đo điện trở tiếp địa là một trong những tiêu chí quan trọng không thể thiếu khi thi công xây dựng các công trình. Việc làm này nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết bị chống sét khi được nối với nguồn điện.
Hiểu đơn giản thì việc đo điện trở tiếp địa sẽ giúp bạn biết được tình trạng an toàn hay không của hệ thống điện. Từ đó đảm bảo a n toàn cho người sử dụng điện. Giảm hư hỏng ở các thiết bị điện khi được tiếp mặt đất hay phòng tránh cháy nổ tốt nhất.
Hiện nay, quy định về đo điện trở đất đã được đề cập rõ ràng trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1989. Quy định này sẽ giúp các kỹ sư có thể đo và dựa vào để lắp đặt hệ thống đạt hiệu quả tốt nhất.
5 phương pháp đo điện trở đất phổ biến nhất hiện nay
Phương pháp điện áp rơi 3 cực
Chúng ta cần bơm một dòng điện vào trong mạch( đồng hồ đo – cọc nối đất – điện cực dòng – đồng hồ đo). Để khoảng cách giữa các điện cực sao cho xa nhau nhất có thể. Điện cực dòng nên được đặt cách tối thiểu 10 lần chiều dài cọc nối đất được đo. Thông thường, khoảng cách này là 40m.
Điện áp sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa cọc nối đất và điện cực dòng. Để đảm bảo sự chính xác, nên thực hiện cả ba phép đo với điện cực áp tại vị trí cách cọc nối đất khoảng 6m. Nếu kết quả trùng nhau thì vị trí cắm các điện cực áp là chính xác.
Phương pháp 4 cực
Đối với hệ thống nối đất liên hợp có hệ thống nối đất riêng lẻ kết nối ngầm với nhau. Khi đo cần tiến hành cô lập từng hệ thống nối đất riêng lẻ bằng cách sử dụng thêm các kìm đo. Điện áp cực và điện áp dòng sẽ được bố trí như phương pháp đo 3 cực. Tuy nhiên, dòng điện sẽ được đo bởi kìm cố định trên cọc nối đất. Đồng hồ đo sẽ tính toán điện trở bằng giá trị của dòng điện chạy qua cọc nối đất.
Đo điện trở đất bằng phương pháp hai ampe kìm
Đây là phương pháp được sử dụng cho hệ thống nối đất liên hợp không có kết nối ngầm với nhau. Với mục đích là dẫn xung sét xuống đất. Chỉ có phần gần điểm thu sét nhất mới có thể thoát khỏi dòng sét một cách hiệu quả. Ta có thể dùng 2 ampe kìm cùng với máy đo để thực hiện đo chính xác điện trở tiếp đất. Nguyên tắc của phương pháp đo này là phải đặt 2 kẹp vòng quanh dây tiếp đất đo và nối mỗi kẹp với dụng cụ đo.
Phương pháp xung
Phương pháp xung được dùng để đo điện trở của những cột điện cao thế, cho phép người thực hiện xác định được trở kháng đất của cả một tổng thể gồm hệ thống khung sắt và móng trụ. Đặc biệt, khi sử dụng cách này, đường dây cao thế không cần ngắt điện.
Cách đo điện trở đất bằng đồng hồ đo điện trở đất
Sử dụng đồng hồ đo điện trở là phương pháp cho kết quả nhanh và chính xác nhất. Vì đây là những thiết bị đo được thiết kế và sản xuất chuyên dùng để đo tiêu chí này.
Cách đo như sau;
Bước 1: Thực hiện kiểm tra điện áp pin
Khởi động công tắc đến vị trí BATT.CHECH rồi nhấn nút PRESS TO TEST để kiểm tra điện áp của của pin đồng hồ đo điện trở đất.
Nếu trên màn hình xuất hiện thông báo (-) (+) tức là pin hết điện, kết quả đo sẽ không còn chính xác nữa. Muốn máy hoạt động chính xác, kim của đồng hồ đo phải ở vị trí BATT.GOOD.
Bước 2: Nối đầu nối của các dây
Cắm 2 cọc lần lượt cách điểm đo 5 – 10m.
Dây xanh kẹp vào điểm đo có chiều dài 5m. Dây vàng 10m, đỏ 20m, kẹp lần lượt vào cọc 1 và 2.
Bước 3: Đo điện áp của đất
Bật công tắc tới vị trí EARTH VOLTAGE, nhấn nút PRESS TO TEST để kiểm tra điện áp đất, sao cho không vượt quá 10V.
Bước 4: Tiến hành đo
Đầu tiên, bật chuyển mạch đồng hồ đo về vị trí thang đo 2000Ω.
Nhấn giữ kết hợp xoay phím PRESS TO TEST. Nếu đồng hồ nháy chớp liên tục thì có khả năng các que đo hoặc cọc đất vẫn chưa tiếp xúc đất tốt, cần đổ thêm nước vào cọc đất.
Bật chuyển mạch đồng hồ đo điện trở về thang 20Ω.
Tiếp tục nhấn và xoay phím PRESS TO TEST, kiểm tra giá trị thu được trên đồng hồ.
Công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi – Đơn vị cung cấp thiết bị đo điện trở đất uy tín, chất lượng
Trên đây là bài viết về điện trở đất và những phương pháp phổ biến nhất để đo điện trở đất. Còn nếu bạn đang có nhu cầu mua thiết bị đo điện trở tiếp địa chuyên dụng như ampe kìm hay đồng hồ đo điện đa năng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi – Đơn vị cung cấp thiết bị đo và kiểm tra điện hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Tại đây, chúng tôi đang phân phối tất cả những thiết bị đo và kiểm tra điện được sản xuất bỏi những thương hiệu nổi tiếng như; Hioki – Nhật Bản, Gwinstek – Đài Loan, Ono Sokki – Nhật Bản, Peaktech – Đức..Chắc chắn, bạn sẽ tìm được thiết bị đo phù hợp nhất với yêu cầu công việc của mình cùng mức giá cạnh tranh nhất!.
Chúng tôi cam kết:
- 100% hàng nhập khẩu chính hãng. Có đầy đủ CO và CQ chứng minh.
- Được bảo hành chính hãng và hướng dẫn sử dụng các thiết bị chi tiết.
- Cam kết hỗ trợ kỹ thuật 24/7 khi khách hàng có nhu cầu
Thông tin liên hệ:
Hotline: Mr Hùng:(0934.683.566), Mr Thành: (0904.936.283) hoặc Mr Hoàn: (0902.006.658)
Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thắng Lợi
Địa chỉ: Số 6 phố Hoà Mã , Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 3976 1588
Email: info@victory.com.vn
VPĐD TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Số 91 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3910 4694
VPĐD TP ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: Số 234B Hà Huy Tập, Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 3811 646